Hiện nay, hệ thống nhà hàng, khu công nghiệp phát triển đặt ra nhu cầu xây dựng hệ thống bếp công nghiệp đi kèm. Vấn đề thiết kế và thi công bếp công nghiệp được rất nhiều người quan tâm. Nhà sản xuất bếp công nghiệp Phuonggiajsc sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.
Thiết kế bếp ăn công nghiệp mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của gian bếp. Một khu bếp thiết kế không hợp lý sẽ tốn rất nhiều thời gian chế biến, thậm chí có thể gây ra tai nạn. Do đó bạn cần phải nắm được những nguyên tắc thiết kế nhà bếp công nghiệp để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được suôn sẻ.
Thứ nhất, thiết kế nhà bếp phải đảm bảo nguyên tắc linh hoạt. Bếp công nghiệp là nơi các hoạt động diễn ra thường xuyên, có sự thay đổi liên tục. Không phải lúc nào cũng xoay quanh một thực đơn duy nhất hay một đầu bếp cố định. Vì vậy thiết kế bếp công nghiệp cần đảm bảo tính linh hoạt, có thể dễ dàng lắp đặt, thay đổi hay tháo dỡ vật dụng xung quanh khu vực bếp ăn.
Thứ hai: đảm bảo tính đơn giản. Tính đơn giản trong thiết kế bếp công nghiệp góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng hiệu suất làm việc. Sự đơn giản hóa trong thiết kế bếp công nghiệp giúp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và giúp tối đa hóa không gian.
Thứ ba: Nguyên tắc bếp một chiều. Nhất thiết cần một hệ thống bếp công nghiệp theo quy trình một chiều, bắt đầu là khu nhận hàng, khu sơ chế, khu tẩm ướp, gia công thực phẩm, tiếp đến là khu chế biến, khu chia thức ăn và cuối cùng là khu dọn rửa. Việc tuân thủ nguyên tắc này giúp tiết kiệm lượng lớn thời gian nhân công, đồng thời giúp cho nhà bếp luôn sạch sẽ và quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là yếu tố quan tâm hàng đầu đối với bất cứ khu bếp ăn công nghiệp nào
Nguyên tắc thứ tư : cần thiết kế bếp dễ vệ sinh, dễ giám sát. Nguyên tắc thiết kế bếp công nghiệp phải đảm bảo dễ lau chùi, dễ vệ sinh tẩy rửa bằng cách lắp đặt thiết bị có bánh xe, hay gần khu vệ sinh để dễ dàng dọn dẹp nhất. Không những thế, bếp phải được thiết kế sao cho đầu bếp có thể quan sát, chỉ đạo và giám sát được tất cả khu vực bếp ăn.
Nguyên tắc cuối cùng rất quan trọng đó chính là thiết kế đáp ứng hiệu quả không gian, cần chú trọng đến vấn đề thẩm mỹ và có tính tiện dụng. Những gian bếp có không gian nhỏ, nên ưu tiên những thiết bị tiện dụng nhỏ gọn, kích thước không quá lớn, tránh những thiết bị cồng kềnh, tốn diện tích mà hiệu quả không cao. Ngược lại, với những không gian rộng, cần xem xét đến hiệu suất hoạt động để lắp đặt những thiết bị phù hợp.
Song song với việc đảm bảo nguyên tắc thiết kế, các bạn cần chú ý đến hệ thống thiết kế bếp công nghiệp. Việc bố trí, thiết kế, lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến cả quá trình vận hành từ đó tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một hệ thống bếp công nghiệp hoàn chỉnh phải gồm đầy đủ các khu vực sau: Khu lưu trữ, bảo quản thực phẩm, khu sơ chế, khu phục vụ (tẩm ướp, gia công thực phẩm), khu nấu nướng và khu vệ sinh.
Khu lưu trữ, bảo quản: là khu vực đầu tiên trong hệ thống bếp công nghiệp, cần có sự tách biệt giữa khu vực này với khu để thức ăn chín để đảm bảo an toàn vệ sinh. Khu lưu trữ cần có tủ đông, tủ mát, tủ lạnh công nghiệp và các loại giá đỡ để chứa thực phẩm khô.
Khu sơ chế là nơi sơ chế thực phẩm trước khi nấu. Khu vực này cần thiết có những dụng cụ như: bàn chế biến, dao, thớt, chậu rửa, thùng rác và một số dụng cụ sơ chế phù hợp.
Khu phục vụ: Cần có những thiết bị hỗ trợ như bàn, giá đỡ, chậu rửa phục vụ quá trình tẩm ướp, gia công sản phẩm trước khi nấu.
Khu nấu nướng: Khu vực này cần nhiều không gian và thường ở khu vực trung tâm đảm bảo được những nguyên tắc thiết kế bếp công nghiệp. Khu vực này không thể thiếu được các loại bếp như bếp nấu, bếp chiên, bếp hầm, … Ngoài ra cần có tủ cơm và các thiết bị giữ nóng, cùng một số thiết bị hỗ trợ khác.
Khu vệ sinh: Đây là khu vực cuối cùng trong hệ thống bếp công nghiệp. Tại đây cần có thùng rác, chậu rửa, vòi rửa và những thiết bị khác như máy rửa bát, xe đẩy, giá đỡ, …
Hệ thống bếp công nghiệp cần đảm bảo chia khu vực cẩn thận, chính xác, thực hiện đúng theo nguyên tắc bếp một chiều. Có như vậy khu vực bếp công nghiệp mới thực hiện đúng chức năng của mình, góp phần vào thành công của doanh nghiệp.
Dưới đây là toàn bộ quy trình thi công bếp công nghiệp tại Phuonggiajsc.com:
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng trong việc đánh giá nhu cầu khách hàng từ đó đưa ra phương án thiết kế phù hợp. Dựa vào việc tìm hiểu khách hàng, Phương Gia xác định chính xác được công năng của bếp, diện tích, vị trí lắp đặt cũng như về mức chi phí khách hàng có thể chấp nhận được, từ đó đưa ra phương án thi công bếp công nghiệp hợp lý.
Bước 2: Khảo sát thực tế khu vực thi công bếp công nghiệp.
Khảo sát khu bếp giúp việc thiết kế bếp được chính xác, nhanh chóng hơn.
Bước 3: Tư vấn, thiết kế bếp công nghiệp:
Sau khi tìm hiểu nhu cầu và kiểm tra, khảo sát thực tế, chúng tôi sẽ tư vấn những phương án giúp khách hàng lựa chọn được thiết bị bếp phù hợp cũng như các vị trí lắp đặt hợp lý.
Bước 4: Thống nhất thiết kế và lập dự toán
Sau khi trao đổi, tư vấn trực tiếp với khách hàng, đội ngũ kỹ thuật sẽ điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với mong muốn và nhu cầu khách hàng, từ đó lập dự toán và tiến hành ký hợp đồng thi công.
Bước 5: Thực hiện lắp đặt, thi công hệ thống bếp công nghiệp.
Khi đã ký hợp đồng, Phương Gia tiến hành thi công lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp với những thiết bị nhà bếp chất lượng đúng như cam kết.
Bước 6: Nghiệm thu
Đây là bước cuối cùng trước khi bàn giao hệ thống bếp công nghiệp để khách hàng đi vào vận hành. Chúng tôi cam kết hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn sử dụng cũng như cách thức bảo quản thiết bị bếp công nghiệp một cách đầy đủ nhất.
Xem thêm dự án của chúng tôi : bếp công nghiệp cho công ty Junzhen
Bất kỳ một công trình nào khi xây dựng bếp cũng sẽ đều đề cao sự tiện nghi và tính thẩm mỹ. Việc bố trí không gian bếp cần phải đáp ứng được nhu cầu nấu nướng, bảo quản thức ăn, hút mùi, thông gió, vệ sinh môi trường. Bạn có thể tham khảo các mẫu nhà bếp công nghiệp dưới đây:
Thiết kế bếp ăn công nghiệp chữ L: Đối với những doanh nghiệp có diện tích hạn chế, có thể thiết kế bếp công nghiệp chữ L. Thiết kế này sẽ bao gồm các thiết bị chủ đạo như: bàn, chậu rửa, các bếp nấu và phần tủ trên kịch trần để đồ đạc.
Thiết kế bếp ăn công nghiệp chữ U: đây là kiểu thiết kế đơn giản được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng. Cách này giúp tiết kiệm không gian bếp tối đa mà vẫn phát huy được đầy đủ công năng khi sử dụng.
Thiết kế bếp ăn công nghiệp mở: đối với những khu công nghiệp có diện tích bếp thoải mái thì cách này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Thiết kế mở của bếp ăn công nghiệp giúp thực khách có thể quan sát được tận mắt quá trình nấu nướng nhưng người sử dụng vẫn đảm bảo được tính riêng tư nhờ những góc khuất.
– Bếp công nghiệp phải có màu sắc riêng
Thông thường bếp công nghiệp chia thành các khu chức năng riêng biệt. Gồm: khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu, khu ra đồ, khu vệ sinh. Để tăng tính chuyên nghiệp cho bếp bắt buộc thiết kế bếp công nghiệp phải hợp lý. Các khu chức năng được sắp xếp khoa học mang tính dây chuyền và thuận tiện nhất. Đồng thời, phải đảm bảo được vệ sinh an toàn cho thực phẩm
– Bày trí không gian phù hợp menu
Thiết kế bếp ăn công nghiệp cần tận dụng tối đa không gian chế biến món ăn. Mỗi món ăn không thể phân chia chế biến riêng biệt vì rất tốn không gian. Do đó, cần sắp xếp các dụng cụ, khu vực chế biến cho hợp lý.
– Thiết kế diện tích các khu vực hợp lý
Tùy thuộc vào phong cách và đặc trưng của từng đơn vị để phân chia diện tích khu chức năng. Cần phải tính toán kỹ để phân bố diện tích phù hợp với phong cách và đặc trưng riêng. Với nhà hàng lẩu hay món nướng thì khu vực chế biến không cần quá rộng. Tuy nhiên, khu sơ chế và vệ sinh cần có diện tích rộng hơn. Với nhà hàng Âu, Nhật thì khu chế biến phải rộng, là trung tâm trong thiết kế bếp công nghiệp. Đối với bếp ăn tập thể, bếp ăn cho khu công nghiệp, cần ưu tiên khu chế biến và khu vệ sinh bởi số lượng suất ăn phục vụ cùng lúc tương đối lớn
– Ưu tiên không gian cho đầu bếp chính
Không phải lúc nào khu bếp ăn cũng chỉ có một đầu bếp cố định, có thể có tới nhiều đầu bếp cùng tham gia chế biến món ăn cùng một lúc trong cùng một gian bếp. Do đó, thiết kế bếp công nghiệp cần được bố trí và phân chia diện tích hợp lý. Sắp xếp dụng cụ khoa học tạo thuận lợi cho các đầu bếp trong quá trình làm việc chung.
– Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho khu bếp
Điều tối quan trọng đối với mỗi bếp ăn công nghiệp là đảm bảo vệ sinh cho khu bếp. Thiết kế bếp công nghiệp phải có vị trí đặt thùng rác tại mỗi khu vực. Các loại rác cũng được phân loại tại chỗ để thuận tiện cho việc xử lý. Sắp xếp dụng cụ làm sạch như khăn lau và dung dịch rửa ở tất cả các khu vực. Giúp người dùng thể dễ dàng làm sạch dụng cụ ngay khi cần thiết. Hệ thống thoát nước cần chú ý để đảm bảo thoát nước dễ dàng và tránh tắc đường ống nước thải.
– Lưu ý về phong thủy khu bếp.
Bên cạnh những yếu tố về kiểu thiết kế thì bạn cũng cần quan tâm đến yếu tố phong thủy của bếp. Bếp ăn cũng cần có hướng phù hợp với hướng doanh nghiệp. Khi thiết kế bếp ăn công nghiệp cần lưu ý các vấn đề phong thủy sau:
Yếu tố phong thủy: tránh hướng đi từ cửa đâm thẳng vào bếp vì sẽ mang luồng khí không tốt cho doanh nghiệp, nhà bếp không nên quá lộ liễu. Cửa chính đi vào doanh nghiệp và cửa bếp tránh trực diện nhau vì điều này sẽ khiến doanh nghiệp kém may mắn.
Cần lưu ý cửa bếp không được đối diện cửa chính.
Nhà vệ sinh là nơi phát sinh ra nhiều luồng khí không tốt, nhiều vi khuẩn do đó cửa đi vào khu vệ sinh không được thiết kế đối diện khu nhà bếp.
Phương Gia là một công ty thiết kế và thi công bếp nhà hàng dày dặn kinh nghiệm có am hiểu về lĩnh vực này. Từ đó sẽ giúp bạn có được định hướng và đem tới sự hiệu quả cao nhất trong quá trình nấu ăn, phục vụ. Đây chính là lý do khiến cho khách hàng là những chủ đầu tư tin tưởng và chọn Phương Gia làm đơn vị thiết kế và cung cấp các thiết bị bếp công nghiệp inox nhà hàng.
Dự án chúng tôi triển khai
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế và thi công bếp ăn công nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết.
Ngày nay, thiết bị bếp từ công nghiệp dần thay thế các loại bếp gas,…
Bo mạch tuy không phải là bộ phận quan trọng nhất trong bếp từ công…
Ngày nay, bếp từ công nghiệp dần thay thế các loại bếp gas truyền thống…
Tủ nấu cơm công nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.…
Tủ nấu cơm công nghiệp là thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong các…
Quầy bar inox được thiết kế đơn giản, tiện dụng và tiết kiệm không gian…